Lamborghini Huracán LP 610-4 t
HomeBlog Tình ChúaAbout me phó ThácLòng con Dang chúa
Chia sẻ với em, người muốn đi
tu làm linh mục
Lm. Giuse Maria Nhân Tài Csjb
CN, 08/07/2012 - 22:24
Ảnh minh họa (LM đoàn TGP Huế)
Em thân mến,
Anh viết những lời này để chia
sẻ với em, bởi vì những lần
“chát” qua internet em muốn
anh chia sẻ với em về chuyện:
muốn làm linh mục thì phải có
những điều kiện nào, và phải
như thế nào để trở thành một
linh mục tốt lành?
Anh thì mới chịu chức linh mục
chỉ có 5 năm 1 tháng và 11
ngày mà thôi, chưa có kinh
nghiệm nhiều cho bằng các linh
mục đàn anh khác, tuy nhiên
trong phạm vi có thể, anh xin
chia sẻ với em về những cảm
nghiệm thực tế của anh khi làm
linh mục, để em có thể cân nhắc
màchọn làm linh mục hay đi
hướng khác...
Linh mục phải là người có nhân
bản.
Em có biết không, người ta nhìn
một linh mục khác với nhìn một
thanh niên đàn ông bình
thường, tức là người ta nhìn
thấy cả một quyển sách dạy
nhân bản nơi người linh mục,
nhân bản chính là những “phép
tắc” căn bản dùng để đối xử
giữa con người với nhau cho
đúng tình người, mà linh mục
chính là những con người như
thế, em muốn theo đuổi ơn gọi
linh mục ? Đó là một điều lành
thánh và đáng được Thiên Chúa
chúc phúc, cũng như được mọi
người cảm phục, nhưng trước
khi làm linh mục, thì người linh
mục là một con người như
những thanh niên khác, nhưng
hạnh kiểm phải trổi vượt trên
họ, hạnh kiểm đây chính là đời
sống có nhân bản.
1. Lòng biết ơn.
Biết ơn tức là hiểu sâu sắc và
ghi nhớ công ơn của người khác
đối với mình (1), mà người luôn
ghi nhớ công ơn của người khác
trước tiên là linh mục.
Thiên chức linh mục chính là
Thiên Chúa ban cho người nào
thì tùy ý Ngài, Ngài chọn người
này người nọ, nhưng không
phải vì họ thánh thiện hay đạo
đức hoặc học vấn trổi vượt hơn
người khác, mà là vì tình yêu
đặc biệt Ngài dành cho họ, Ngài
chọn họ qua Giáo Hội và qua Hội
Dòngcủa họ hoặc qua giám
mục địa phận, và qua giám mục
hoặc Hội Dòng mà họ mới được
đứng vào hàng ngũ công hầu
khanh tướng của Thiên Chúa
như hôm nay, cho nên việc
trước tiên là những người được
chọn ấy –linh mục- biết ơn
Thiên Chúa và cám ơn Ngài,
nhưng Thiên Chúa không muốn
họ làm như thế đâu, Ngài muốn
họ phải cám ơn trước hết chính
là địa phận của họ hoặc Hội
Dòng của họ, nơi cưu mang họ,
nơi mà nếu không có bề trên
tổng quyền, không có cha viện
trưởng hoặc là tập sư của họ
cũng như ban cố vấn hội dòng,
nếu như không có sự yêu
thương dạy dỗ của các cha giáo
trong chủng viện và của toàn
ban giám đốc, nếu không có sự
yêu thương của mọi người thì
họ sẽ không được như ngày
hôm nay.
Biết ơn mọi người, vì ngoài
chủng viện hoặc hội dòng ra, thi
còn biết bao nhiêu người mà
người linh mục phải biết ơn.
Em biết không, anh đã tận mắt
nhìn thấy một vài linh mục rất
trẻ đã trả ơn cho bề trên tổng
quyền của mình, cho hội dòng
của mình bằng những câu xỉ vả
nhục mạ ngài công khai trước
mặt đại hội. Những linh mục trẻ
này đã trả ơn Hội Dòng bằng
những thái độ xúc phạm đến bề
trên tổng quyền mà họ và các
thành viên khác trong Hội Dòng
gọi là Gia Trưởng, tức là phụ
thân của mình, chính hành động
chỉtay vào mặt bề trên tổng
quyền mà nói “ông là người nói
dối”, chính hành động họ sừng
sộ chỉ tay vào bề trên tổng
quyền mà nói “ông là người vô
tư cách” và những thái độ khác
của họ, chắc chắn làm tổn
thương quá lớn đến vị bề trên
tổng quyền của mình, và làm
tổn thương đến cả các thành
viên trong Hội Dòng, bởi vì
không một đứa con nào lại chỉ
tay vào mặt cha mẹ mình mà
hét lên “ông là người vô tư
cách”. Hành động này, chính họ
hiểu rõ hơn bất cứ người nào
khác, vì họ là linh mục, là thầy
dạy, giờ đây họ dùng những
chữ như người vô học, như kẻ
đầu đường xó chợ để nhục mạ
bề trên tổng quyền của mình.
Cái nhân bản nó nằm ở đó,
chính là sự biết ơn.
Em thử tưởng tượng ra hình
ảnh này xem sao: giữa đại hội
một thành viên linh mục trẻ
vừa nói nặng lời vừa lấy tay chỉ
vào bề trên tổng quyền của
mình mà nói những lời vô lễ,
anh nghĩ rằng em tưởng tượng
cũng không bằng anh thấy đâu.
Đó là sự trả ơn của những con
người vô ơn, của những người
ăn cháo đá bát, của những
người vô ơn bội nghĩa, mà sau
này nếu em chọn con đường
làm linh mục thì phải luôn tâm
niệm rằng: linh mục là thầy dạy
mọi người về đàng nhân đức,
chứ không dạy người ta chửi
bới nhau; linh mục là người dạy
người khác con đường đi lên
Nước Trời, chứ không chỉ cho
người khác con đường đi xuống
hỏa ngục. Nếu em không tâm
niệm như thế thì khoan làm linh
mục đã, bởi vì thời nay ngườita
cần những linh mục thích cầu
nguyện hơn linh mục giỏi viết
sách, người ta cần đến những
linh mục biết thông cảm hơn
những linh mục thông thái mà
kiêu ngạo thô lỗ.
Sự biết ơn này càng rõ ràng và
cụ thể hơn khi em làm linh mục
trong một hội dòng, em thử
nghĩ mà xem: từ khi em được
tuyển vào các giai đoạn dự tu,
thỉnh sinh, tập sinh, khấn tạm
và khấn trọn đời. Em có biết là
có bao nhiêu tinh thần và tiền
bạc của hội dòng bỏ ra để đùm
bọc nuôi dưỡng em cho đến khi
em
Vậy mà em có biết, chính anh
đã tận mắt thấy những linh
mục rất trẻ tuổi đời và tuổi tu,
họ chỉ vừa khấn trọn đời mới
hơn hai năm, và chịu chức linh
mục cũng chừng đó ngày tháng,
chưa đủ lông đủ cánh bay nhảy,
họ đã vung tay xói xỉa nhục mạ
bề trên của mình, mà anh thấy
tuổi đời của ngài cũng đáng là
ông nội của những linh mục ấy,
với tuổi linh mục thì ngài chịu
chức khi họ chưa sinh ra đời, và
chính ngài –anh có thể nói- đã
sinh những linh mục ấy trong
Hội Dòng này, vậy mà chỉ vì một
chút kiêu ngạo, và quá coi mình
là trịch thượng mà họ nhục mạ
ngài trước mặt các thành viên
người khác. Anh không hiểu khi
đứng trên tòa giảng thì các linh
mục này sẽ giảng gì cho giáo
dân? Khi họ giảng dạy giáo dân
hãy thảo kính cha mẹ thì các
linh mục trẻ này có nghĩ lại
mình đã nhục mạ bề trên mình
không? Khi họ dạy giáo dân
phải kính trên nhường dưới thì
họ có nghĩ lại là mình đã xử sự
như một người xa lạ với bề trên
của mình không?
“Nhân vô thập toàn”, bề trên
cũng vô thập toàn, mọi người
đều vô thập toàn, nhưng không
phải vì cái vô thập toàn ấy mà
chúng ta đối xử với nhau như
kẻ thù, vô thập toàn không có
nghĩa là con cái xấc láo với cha
mẹ, coi cha mẹ như kẻ thù để
rồi nhục mạ họ.
Em biết không,
Thiên chức linh mục cao quý vô
cùng, chính các thánh, các nhà
thần hoc đều nhìn nhận điều ấy,
vàngay cả các thiên thần cũng
cúi đầu nhường bước cho linh
mục. Càng suy tư càng thấy con
người quả là bất xứng đón
nhận nó, và vì nó quá cao quý
nên nó cũng sẽ trở thành án
phạt nặng nề cho những linh
mục sống không xứng đáng với
chức vụ linh mục mà bản thân
mình lãnh nhận. Vì thế, việc đề
cử một ứng sinh lên chức linh
mục thật quan trọng, nếu em
làm linh mục giáo phận, mà
giáo dân gọi là linh mục triều,
thì ngoài việc các cha giáo coi
sóc dạy dỗ em ra, thì còn có cha
linh hướng và toàn ban giám
đốc sẽ quyết định em tiến chức
linh mục, nếu em là người của
một hội dòng nào đó, thì người
quyết định cuối cùng chính là bề
trêntổng quyền đó, chính ngài
có toàn quyền tất cả trong hội
dòng theo giáo luật.
Phải biết ơn những người đã
trực tiếp tuyển chọn mình vào
hàng ngũ linh mục, đó là giám
mục địa phận và bề trên của
em và những linh mục khác
nữa, nếu em biết mình có thái
độ xấc láo, hỗn xược thì anh
khuyên em đừng theo đuổi ơn
gọi làm linh mục làm gì, vì
không trước thì sau em cũng sẽ
làm bỉ mặt bề trên của em, như
anh đã từng thấy dù các linh
mục đó đã được các anh em
nhắc nhở.
2. Tiết chế
Em thử nhìn lại mình xem sao,
em thích gì thì em làm nấy vì
em không phải là linh mục,
cũng không phải là một tu sĩ,
đôi lúc cái em thích là điều
không tốt cho bản thân, như
em thích uống rượu là uống,
thích chơi bời thì chơi, thích hút
thuốc là hút.v.v... em khỏi phải
cần tiết chế gì cả, nhất là trong
xã hội hưởng thụ như hiện nay.
Nhưng nếu em muốn đi tu trở
thành một linh mục –đương
nhiên là một linh mục thánh
thiện- thì em cần phải tập cho
mình tính tiết chế ngay từ bây
giờ, bằng không khi em đã làm
linh mục rồi, thì em sẽ khó mà
tiết chế mình được, vì lúc đó em
có một ý tưởng rất kỳ quái là:
đỗ linh mục rồi, sợ quái gì nữa.
Vâng, làm linh mục rồi thì
không sợ gì nữa, không sợ bị
đánh rớt bài thi, không sợ
người khác dọa nạt, không sợ
đói, không sợ thiếu tiền
tiêu.v.v...nhưng điều mà người
linh mục phải sợ chính là sợ
đánh mất phẩm giá linh mục
nơi mình, do đó mà anh muốn
nói với em rằng, tiết chế là điều
làm cho người linh mục thảnh
thơi hơn, quảng đại hơn trong
khi thi hành bổn phận mục tử
của mình.
a. Tiết chế lời nói
Sách Cách Ngôn dạy rằng:
“Kẻ ngu si không kìm được giận
dữ,
Người khôn khéo biết nén nhục
nuốt sầu” (Cn 12, 16).
Em biết không, anh vẫn luôn
xác tín rằng, khi một thanh niên
chịu chức linh mục, hoặc một
linh mục chịu chức giám mục thì
Chúa Thánh Thần luôn làm cho
các vị đó được trở thành người
khôn ngoan, ngoại trừ những vị
đó cảm thấy mình không cần
đến sự khôn ngoan của Chúa
Thánh Thần nữa, sự khôn ngoan
ấyđược bộc lộ rõ nhất là trong
lời nói của các ngài, tức là các
ngài biết tiết chế lời nói, biết
lúc nào nên nói và lúc nào
không nên nói.

Có nhiều người mắc nạn cũng vì
không tiết chế được lời nói của
mình, có những người phải ôm
hận vì bản thân không tiết chế
được lời nói, và có những người
được người khác vị nể cũng do
lời nói của mình.
Làm linh mục thì càng phải tiết
chế lời nói nhiều hơn, nói khi
cần nói và nín thinh khi không
cần thiết phải nói. Anh đã thấy
một vài linh mục trẻ nói cho
sướng miệng, nói cách giận dữ
mà không tiết chế lời nói của
mình, kết quả là họ đã xúc
phạm đến nhân phẩm của
người khác và hạ uy tín của
mình trước người khác.
Tiết chế lời nói khi tranh luận,
Tiết chế lời nói khi hội họp,
Tiếtchế lời nói khi muốn phê
bình người khác,
Tiết chế lời nói khi phát biểu...
Càng nói nhiều thì càng bày ra
những khuyết điểm, càng nói
nhiều thì càng trở thành người
có tâm hồn trống rỗng, và có
khi trở thành mục đích gièm
pha của giáo dân hoặc cho
những người có thành kiến
không tốt với các linh mục.
Em muốn làm linh mục, thì ngay
từbây giờ phải tập cách tiết
chế lời nói, mà cách tập hay
nhất là cầu nguyện trước khi
nói. Bởi vì như em biết đó, có
những lần em “chát” và tâm sự
với anh rằng, cha này khi giảng
dạy không có ơn Chúa Thánh
Thần vì ngài nói theo thói quen
và chê bai phê bình giáo dân,
cha nọ khi nói chuyện thì không
chú ý đến lời nói vì ngài nói mà
không biết người đối diện muốn
nghehay không? Anh cám ơn
Chúa vì em đã biết nhận ra đâu
là lời giảng dạy của Chúa Thánh
Thần nơi người linh mục, đó là
lời giảng có tiết chế và chứa
đựng giáo huấn yêu thương của
PhúcÂm, và khi đã nhận ra
được thế nào là tiết chế lời nói
thì anh tin chắc rằng, em sẽ tập
được cách tiết chế lời nói của
mình cho thiên chức linh mục
sau này của em.
b. Tiết chế nóng giận
Em biết không,
Không phải ai cũng có thể tiết
chế sự giận dữ tính nóng của
mình, chính anh đây cũng có lúc
la toáng lên khi giáo dân làm
trái ý mình, nhất là trong những
thánhlễ trọng có nhiều nghi
thức, nhưng sau đó thấy mình
nóng nảy cách vô lý nên anh
hứa sẽ tiết chế sự nóng nảy vô
lý của mình. Bởi vì giận dữ và
nóng nảy thì không giải quyết
được gì cả, đó là điều mà tất cả
mọi người đều biết, nhưng vì
tính tình nó dính liền với cái tôi,
nên dù biết mà cũng rất khó mà
khôngchế được, do đó mà các
nhà tu đức khuyên bảo chúng
ta phải cầu nguyện và học hỏi
gương của Chúa Giê-su và Mẹ
Maria cũng như của các thánh
nam nữ.
Nóng tính giận dữ là bởi coi
mình quá cao trọng hơn người
khác, thường có ý tưởng mình
giỏi hơn người khác và muốn
mọi ý kiến, mọi lời nói của mình
cần được người khác nghe và
thi hành, cho nên những linh
mục có tính giận dữ thì giáo
dân chỉ đứng xa xa mà nhìn, và
không muốn cộng tác với ngài
trong mọi việc ở nhà xứ.
Làm linh mục là để bày tỏ sự
hiền lành và khiêm tốn của
Chúa Giê-su giữa mọi người,
chứ không phải bày tỏ một
quyền uy của một chủ nhân ông
giữa một cộng đoàn dân Thiên
Chúa ngay trong giáo xứ của
mình, do đó, nếu em muốn trở
thành một linh mục của Chúa
Giê-su với tất cả lòng yêu mến
Ngài và Hội Thánh của Ngài, thì
em cần tiết chế tính nóng giận
của mình ngay trong cuộc sống
ngay từ bây giờ, bởi vì chính
mắt anh đã thấy sự giận dữ
nóng nảy của một vài linh mục
khi không bằng lòng một điều
gì đó, các vị ấy cũng trợn mắt
xỉa xói và nói những lời cộc cằn
như những thanh niên ngoài
đời khác, họ quên mất mình là
một linh mục của Chúa Giê-su,
họ to tiếng dùng những lời lẽ
sâu hiểm để chơi nhau, chính
những lúc này anh nghiệm ra
được rằng nếu không có cầu
nguyện và thực tập nhân đức,
thì dù là linh mục họ vẫn như
những người khác mà thôi.
Em thử nghiệm lại cuộc sống
của em xem sao, có những lúc
em kiềm chế được tính nóng
nảy thì em thấy đời sao mà đẹp
và vui vẻ thế, và những lúc em
không kiềm chế được tính nóng
mà nói to tiếng nặng lời với
người khác, thì dù em có nhận
lỗi hoặc em có chủ động bắt tay
làm hòa chăng nữa, thì tự sâu
thẳm của lương tâm em vẫn
còn một chút gì đó rất áy náy
ân hận. Đó là kinh nghiệm của
anh, và anh muốn nói với em là
phải tập tiết chế tính khí nóng
giận của mình, nếu em muốn
mình trở thành một linh mục
tương lai của Chúa Giê-su và
của Giáo Hội.
Con người thời nay rất nhạy
bén với hành vi ngôn ngữ của
các linh mục, họ nhạy bén là vì
càng ngày họ càng hiểu rõ giáo
lý của Giáo Hội hơn, họ nhạy
bén là vì họ không còn giữ đạo
theo kiểu pháo đài nữa, nhưng
là họ sống đạo giữa đời theo
kiểu men trong bột, và họ chỉ
mong muốn các linh mục của
Giáo Hội sống thật hiền lành và
khiêm tốn như Chúa Giê-su, thế
là họ an tâm phó thác linh hồn
cho các vị mục tử ấy.

c. Tiết chế ăn uống
Em có biết không,
Các nhà tu đức học đều rất chú
trọng đến việc tiết chế ăn uống,
nghĩa là họ đã nghiên cứu sâu
xa về việc ăn uống thoải mái và
có nhiều chất dinh dưỡng rất có
hại đến đời sống tu đức của các
linh mục tu sĩ, bởi vì khi ăn uống
nosay thì có một trạng thái
phát sinh theo là cảm thấy mệt
và làm biếng, sau đó thì muốn
nghỉ ngơi, em thử nghĩ xem,
nếu một ngày chúng ta ăn ba
bữa sáng trưa chiều tối với đầy
đủ các thứ dinh dưỡng như bia
rượu, thì thân xác của chúng ta
ngày càng béo phì ra và trở nên
mệt nhọc nặng nề không ưa
thích hoạt động gì cả…
Tiết chế ăn uống chính là điều
chỉnh lại bộ máy sinh học của
chính mình, nhất là các linh mục
đang làm việc mục vụ ở giáo
xứ, các ngài được tự do ăn uống
màkhông một ai cấm cản hoặc
gò bó, cho nên không lạ gì có
nhiều linh mục xem ra đẹp mã
tốt tướng nhưng thân mang
đầy bệnh hoạn.
Tiết chế ăn uống giúp cho
chúng ta được rất nhiều việc,
mà ý nghĩa lớn lao nhất trong
việc tiết chế ăn uống chính là
biết cảm nghiệm sự thiếu thốn
với những người nghèo khó.
Việc ăn uống cũng nói lên tính
cách của người linh mục, có linh
mục thích ăn ngon mặc đẹp, có
linh mục thích ăn những thức
ăn do tự tay mình nấu để hợp
với khẩu vị mà mình ưa thích,
lại có những linh mục thì rất chú
trọngđến việc ăn uống và coi
việc ăn uống đầy đủ như là một
công việc chính trong ngày của
mình. Anh thấy có nhiều linh
mục trẻ, có lẽ sống trong môi
trường -trước khi đi tu- thiếu
thốn và ăn uống bị hạn chế, nên
khilàm linh mục thì tha hồ ăn
uống mà không tiết chế, lại còn
chê bai này nọ khi thức ăn
không ngon và ăn uống rất lãng
phí.
Tiết chế không có nghĩa là
không ăn uống gì cả, hoặc mỗi
ngày chỉ ăn cháo mà sống,
nhưng tiết chế chính là tự mình
kiềm chế những sở thích ăn cho
thật ngon mặc cho thật đẹp
không phù hợp với nhân cách
của một linh mục.
Tiết chế ăn uống không những
làm cho thân xác được khỏe
mạnh, mà còn làm cho tâm hồn
được nhẹ nhàng vì không phải
chú trọng quá đến việc ăn ngon
mặc đẹp. Em phải nhận ra được
điều này trước khi chuẩn bị tập
làm linh mục, bởi vì làm một
linh mục truyền giáo thì không
làm việc theo giờ hành chánh
nhưng làm việc theo nhu cầu
của giáo dân, có nghĩa là giáo
dân cần xức dầu bệnh nhân
hoặc muốn xưng tội lúc nào thì
đi lúc ấy, nếu em hưởng thụ ăn
uống no say thì khó mà nhanh
nhẹn vui vẻ khi giáo dân đến
gặp cha sở buổi trưa hoặc
những giờ khác, em hãy cố
gắng tập tự mình tiết chế trong
cách ăn uống nếu em muốn trở
thành một linh mục truyền giáo
vui vẻ, khỏe mạnh và không
vướng bận bởi việc ăn ngon
mặc đẹp trong cuộc sống, đó là
kinh nghiệm của anh.

c. Tiết chế sự vui vẻ
Vui vẻ là điều ai cũng muốn,
nhất là sự vui vẻ nơi các linh
mục của Chúa Giê-su, vui vẻ thì
luôn đem lại bầu khi vui tươi
cho những người chung quanh,
nó là cây cầu nối kết giữa
những người chưa quen biết
với nhau, như những đóa hoa
đem tặng cho nhau giữa ngày
đại hội.
Em có biết không,
Anh đã nhìn thấy nhiều linh mục
rấtvui vẻ, lời nói rất thân tình
dí dỏm, các ngài đi đến đâu thì
nơi đó có nụ cười vui, chính các
ngài đã nói cho anh biết bí
quyết ấy đó là sự luyện tập, các
ngài tập vui vẻ khi có điều buồn
bực, các ngài tập vui vẻ khi bị
người khác công kích hoặc hiểu
lầm, sự vui vẻ ấy chính là một
công cụ truyền giáo đó em ạ.
Vậy thì có cần phải tiết chế vui
vẻ không? Anh trả lời với em
ngay là có, vì vui vẻ quá sẽ rất
dễ dàng sinh ra sự bừa bãi tùy
tiện, một thanh niên trong lúc
cao hứng thì dễ dàng nói hoặc
làm những điều quá đà cho
phép, và như thế sẽ trở thành
gương xấu và khó coi hoặc khó
nghe cho người khác. Cũng vậy,
em thử tưởng tượng một linh
mục khi sự vui vẻ phấn chấn lên
quá độ rồi ăn nói bừa bãi tùy
tiện giữa đám đông thì sao,
chắc chắn là ngài sẽ bị những
lời phê bình nho nhỏ là mất tư
cách linh mục, hoặc người khác
sẽ nhìn ngài với ánh mắt coi
thường.
Ma quỷ thường lợi dụng sự vui
vẻ quá độ để lôi kéo người ta
phạm tội, linh mục cũng không
ngoài “tầm ngắm”, bởi vì ma
quỷ rất hiểu tâm lý và nhu cầu
của con người, vì khi người ta
buồn bực thì ít phạm tội hơn khi
ngườita vui vẻ, cho nên biết
tiết chế vui vẻ chính là một việc
làm có tính cách hỗ trợ cho tinh
thần tu đức mà có lẽ ít người
biết, hoặc biết mà không để ý
cho mấy...
Nếu em là một thanh niên có
tính tình vui vẻ, thì đó là một
hồng ân mà Thiên Chúa ban cho
em, và nếu em tin rằng đó là
một khí cụ mà Thiên Chúa ban
cho em để chuẩn bị cho em làm
linh mục sau này, thì em phải
biết phát huy sự vui vẻ ấy bằng
sự trong sáng và tế nhị, và tự
chế khi nó trở nên quá phấn
chấn, để khi bước vào đời linh
mục thì em sẽ trở nên một linh
mục của mọi người thật đúng
với ý nghĩa của nó.

3. Biết nói cám ơn và xin lỗi
Có một vài giáo dân thường nói
“móc họng” rằng: ông cha đó
làm “cha người ta” rồi nên
không cần nói tiếng cám ơn hay
xin lỗi gì cả khi vô cớ trách
mắng ông X...
Em có biết không, lời phê bình
ấy cũng rất có căn cứ vì anh
cũng đã từng thấy cha sở nọ vì
tính nóng nảy mà bạt tai chú
giúp lễ, vì em ấy nhỏ con bê giá
sách đụng vào bàn thờ, nhưng
sau đó thì ngài vẫn tỉnh bơ như
không có gì cả, còn em bé thì
cái má bị đánh đỏ rần và khóc
thút thít; anh cũng thấy linh
mục nọ nói như tát nước vào
mặt ông trùm họ vì một chuyện
vô lý cỏn con mà không một lời
xin lỗi: ông xin cha giảng vài lời
sau khi đọc Phúc Âm, vì thánh lễ
ngày thường ngài không giảng.
Những đức tính nhân bản nơi
người linh mục phải trổi vượt
trên những người khác, dù là
nói lời xin lỗi hoặc lời cám ơn,
bởi vì trong cuộc sống tâm linh,
linh mục là người ban ơn cho
người khác nhiều nhất, vì linh
mục được chọn để làm việc đó,
và cũng trong cuộc sống đời
thường, người chịu ơn nhiều
nhất có lẽ là linh mục, và người
làm tổn thương giáo dân nhiều
nhất cũng có lẽ là linh mục. Có
lẽ chúng ta dễ dàng nói cám ơn
hơn là nói xin lỗi, vì nói cám ơn
là lòng dạ sung sướng khi được
người khác tặng quà hoặc giúp
đỡ mình, còn nói xin lỗi thì
chúng ta cứ cảm thấy rằng nó
nhục sao ấy, vì chẳng khác chi
nói mình có lỗi, nhưng thực ra
lời nói cám ơn hay nói xin lỗi
đều đề cao phẩm giá của mình
trước mọi người, và làm cho
người khác cảm phục vì sự
khiêm tốn của mình khi cám ơn
hoặc xin lổi người khác.
Phải biết nói cám ơn khi người
khác làm ơn cho mình, và phải
biết nói xin lỗi khi mình làm
thương tổn hoặc làm hại người
khác.
Cám ơn và xin lỗi thì không
miễn trừ một ai, dù là giáo
hoàng hay tổng thống, dù là
giám mục hay giáo dân cũng
đều phải dùng đến nó, vì nó thể
hiện lên một phong cách rất
nhân bản của con người thì
huống gì là linh mục, linh mục
thì càng phải biết nói cám ơn và
xinlỗi nhiều hơn nữa, vì chính
các linh mục là những người
trực tiếp làm việc với giáo dân,
nên rất dễ dàng va chạm với
người này người nọ, cho nên
hai chữ cám ơn và xin lỗi là
những viên thuốc xoa dịu
những căng thẳng giữa cha sở
và giáo dân, hoặc giữa nhóm
này nhóm nọ trong giáo xứ.
Anh đã từng tham gia nhiều hội
đoàn, đã tiếp xúc nhiều người
và anh thấy đâu đâu người ta
cũng đặt hai chữ cám ơn và xin
lỗi trên môi miệng họ, họ xích
lại gần nhau hơn bởi hai chữ
cám ơn và xin lỗi ấy, đó là một
biểu hiện của văn minh và có
giáo dục. Và anh cũng thấy có
rất nhiều linh mục cũng như
thế, các ngài cũng vẫn nói cám
ơn khi cô phục vụ trong tiệc
chiêu đãi rót cho mình một ly
nước lã, các ngài cũng nói lời
xin lỗi khi thấy lời nói của mình
làm giáo dân khó chịu...
Em biết không, bây giờ người ta
cũng cài hệ thống ngôn ngữ vào
trongngười máy (robot) rồi đó,
mà hai chữ cám ơn và xin lỗi
được nhiều người thích thú
nhất, vì nó thể hiện tính người
nơi người máy, người ta cố
gắng hiện đại hóa cuộc sống,
hiện đại hóa công nghệ, và
ngoài những lập trình vĩ đại
dành cho người máy, thì người
ta cũng không quên cài vào hai
chữ cám ơn và xin lỗi nơi người
máy, và khi nó biết nói cám ơn
và xin lỗi, thì mọi người cười ồ
vui vẻ nói: nó giống con người.

Người máy biết nói cám ơn và
xin lỗi đã được gọi là giống như
con người thật, và ngược lại,
nếu con người ta không biết nói
cám ơn và xin lỗi thì sẽ giống
như người máy nặng nề không
cài hệ thống ngôn ngữ cám ơn
và xin lỗi.
Em thân mến, nếu sau này em
chọn con đường làm linh mục,
thì em đừng quên hai chữ cám
ơn và xin lỗi trên môi miệng
em, dù hai chữ đó em dùng để
xin lỗi một thiếu nhi trong giáo
xứ, thì em sẽ trở thành một linh
mục dễ mến nhất của mọi
người.
4. Biết lắng nghe
Em có biết không, lắng nghe ý
kiến của người khác là việc làm
quan trọng của một linh mục,
nhất là các linh mục coi sóc xứ
đạo, lắng nghe chứ anh không
nói là làm theo ý của giáo dân,
nhưng lắng nghe ý kiến của
giáo dân rồi phân tích với tất cả
khôn ngoan và kinh nghiệm, bởi
vìcộng đoàn giáo xứ là của họ,
là nơi họ sinh ra và lớn lên, còn
linh mục là người được phái
đến để coi sóc họ về phần linh
hồn, để họ sống như ý của
Thiên Chúa muốn.
Lắng nghe cũng là thái độ
khiêm tốn của người mục tử,
bởi vì có những linh mục không
hề biết lắng nghe lời góp ý của
giáo dân, các ngài chỉ muốn
giáo dân thụ động nghe lời của
mình mà thôi, nên giáo xứ của
các ngài vắng đi nụ cười thân ái
giữa cha và con, vắng đi lời
giảng hùng hồn truyền cảm của
cha sở, vì lòng ngài không vui
khi có giáo dân góp ý cho mình
trong việc xây dựng giáo xứ.
Anh đã nghe nhiều giáo dân
than phiền cha này cha nọ chỉ
biết làm theo ý riêng của ngài
mà thôi, bởi vì ngài muốn
chứng tỏ cho giáo dân biết
mình là người toàn năng, giỏi
toàn diện trên mọi công việc. Có
nhữngviệc cha sở phải “độc
quyền” như lễ nghi và giáo lý,
có những việc cha sở phải bàn
hỏi với giáo dân và có quyết
định sau cùng, có những việc
cha sở giao cho giáo dân chủ
động quyết định.v.v…thì giáo xứ
chắcchắn sẽ phát triển về mọi
mặt, mà phát triễn đẹp nhất
chính là cha con trong giáo xứ
biết yêu mến và thông cảm
nhau.
Em biết không, đôi lúc anh tự
nghĩ rằng có lẽ thiên chức linh
mục cao quý quá, cao trọng
quá, nên tự nhiên có những linh
mục sau khi mới chịu chức thì
thay đổi cả tính tình vốn hiền
hòa khiêm tốn của mình, thay
đổi luôn cả tư cách vốn rất bình
dân thân thiện của mình để trở
thành một con người tuy gần
mà xa với giáo dân, đương
nhiên anh không nói rằng tất cả
các linh mục đều như thế,
nhưng thực tế vẫn còn có nhiều
linh mục vẫn không thay đổi gì
sau khi làm linh mục, vì làm linh
mục đối với các ngài là để phục
vụ dân Thiên Chúa mà thôi.

Anh còn nhớ rất rõ hồi anh còn
làm thầy giúp xứ, cha sở (và
cũng là nghĩa phụ) của anh đã
dạy anh rằng: “Lắng nghe giáo
dân là một nhân đức, thầy cần
phải tập ngay bây giờ và sau
này làm linh mục”, cho nên anh
không lạ gì ngài đến giáo xứ
nào thì giáo xứ ở đó phát triển,
và giáo dân rất đoàn kết cộng
tác với ngài trong việc mở
mang giáo xứ.
Đã nhiều lần trong công tác
mục vụ anh đã lắng nghe ý kiến
của giáo dân về một số vấn đề,
và anh thấy những ý kiến ấy
làm cho công việc truyền giáo
của mình càng tốt đẹp hơn,
giáo dân thấy cha sở biết lắng
nghe ý kiến của mình họ cũng
rất vui vẻ phấn khởi, và khi họ
biết cha sở không có độc quyền
độc đoán thì họ sẵn sàng làm
tất cả những gì mà giáo xứ cần
đến. Vậy thì lắng nghe trong
những dịp nào, trong những dịp
sau đây:
- Những lần hội họp ban hành
giáo.
Những lúc họp như thế này thì
thường thảo luận những việc
sắp làm và kiểm thảo những
việc đã làm, có một kinh
nghiệm nho nhỏ của anh là khi
ban hành giáo thảo luận vấn đề
thì cha sở nên lắng nghe, không
góp ý giữa chừng, tuyệt đối
lắng nghe, chỉ nói khi họ hỏi ý
kiến, tại sao vậy? Bởi vì cha sở
là người quyết định cuối cùng,
nên phải lắng nghe để quyết
định của mình được cả hai phía
thuận, nghịch đồng ý, hơn nữa
khi lắng nghe những lời bàn cải
của họ, mình có thể hiểu thêm
được nhân cách trí tuệ và khả
năng từng cá nhân, để mời họ
cộng tác vào những ban bệ
trong giáo xứ của mình.
- Lắng nghe khi tiếp xúc trò
chuyện với giáo dân.
Giáo dân chỉ thổ lộ tâm tình
hoặc góp ý cho cha sở khi ngài
vui vẻ mà thôi, nhưng cũng có
những trường hợp vì quá bức
xúc nên giáo dân góp ý với cha
sở mà không đợi khi ngài vui
vẻ, trong những trường hợp
như vậy thì linh mục cần phải
lắng nghe hơn nữa, bởi vì khi
những bức xúc được nói ra và
được người lắng nghe thì giáo
dân có cảm tưởng dễ chịu hơn
và vui vẻ góp ý hơn.
Thường thì lời góp ý của giáo
dân không có gì là to lớn lắm
đâu, cũng chung quanh mấy
vấn đề như: xin cha giảng ngắn
lại chút xíu, xin cha đọc lớn
tiếng trong thánh lễ để chúng
con nghe được, hoặc xin cha cố
gắng tiếp xúc hòa đồng với tụi
thanh niên.v.v… tất cả những
lời đề nghị như thế có lúc đụng
chạm đến cha sở đấy, nhưng
nếu sau này em làm cha sở thì
nên biết bình tĩnh lắng nghe và
nở nụ cười, rồi em sẽ thấy lời
góp ý ấy quả không sai và dể
dàng chấp nhận…
Anh cũng đã từng chia sẻ với
các anh em linh mục rằng: lắng
nghe giáo dân không phải là
một việc làm nhục nhã của cha
sở, cũng không phải là cha sở
hạ thấp mình xuống, nhưng trái
lại, khi biết lắng nghe giáo dân
thì mình biết được cách quản trị
giáo xứ của mình chỗ nào chưa
được và chỗ nào đã ổn định cần
phát triển tiếp tục (1), bởi vì lời
và thánh ý của Thiên Chúa
không đóng khung trong nhà
thờ, không đóng khung nơi các
mục tử của Giáo Hội, mà còn là
nơi những người giáo dân của
chúng ta, bởi vì khi cần thiết thì
Thiên Chúa cũng có thể mở
miệng con lừa để cho người ta
biết thánh ý của Ngài (Ds 22,
28-30), thì huống gì là giáo dân,
những con người được Thiên
Chúa giao phó cho các linh mục
của Chúa Giê-su và của Giáo Hội
chăm sóc.

Em thử tập lắng nghe tiếng của
Thiên Chúa trước qua đức tin
của em, rồi sau đó em tập lắng
nghe tiếng của bạn bè khi họ
góp ý cho em điều này điều nọ,
tập lắng nghe cho biết ý của
Thiên Chúa, để sau này khi vào
học trong chủng viện hay một
hội dòng nào đó, thì em biết
lắng nghe các vị bề trên và các
cha giáo của em, và khi trở
thành linh mục thì em sẽ là một
linh mục biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của giáo dân mà
em có bổn phận coi sóc.
5. Biết thinh lặng
Người linh mục khôn ngoan là
người biết thinh lặng đúng lúc,
dù đang tranh cãi gay cấn, dù
đang bực tức, dù sự ấm ức lâu
ngày dồn nén trong lòng, thì
cũng phải biết thinh lặng đúng
chỗ, đó chính là một ơn lành mà
ThiênChúa ban cho các linh
mục của Ngài. Trong cuộc sống
đời thường, sự thinh lặng đúng
lúc luôn là liều thuốc giải độc
cho các trường hợp, bởi vì sự
thinh lặng này không phải là
đồng lõa nhưng là sự nghỉ ngơi
của khôn ngoan.
Em có biết không, anh đã từng
thấy những vị linh mục thinh
lặng trước những hỉ nộ sân si
của các anh em linh mục của
mình; anh cũng thấy (ít nữa là
một lần) có một cha sở thinh
lặng trước công kích của một
vài giáo dân vì cha sở không
làm theo ý họ, kết quả của sự
thinh lặng ấy là gì, là chính
những giáo dân ấy đến xin lỗi
cha sở vì tính quá nóng nảy mà
mình đã vượt qua quyền hạn
của cha sở mình.
Linh mục, có thể nói là người
của thinh lặng, vì Thiên Chúa
thích hiện diện trong thinh lặng,
vàchỉ trong thinh lặng mà thôi
thì linh mục mới thấy rõ ơn của
Thiên Chúa ban xuống trên
mình và trên giáo xứ của mình.
- Khi giáo dân tranh cãi thì linh
mục thinh lặng lắng nghe.
-Khi giáo dân trách móc linh
mục thì linh mục thinh lặng lắng
nghe.
- Khi giáo dân góp ý thì linhmục
thinh lặng lắng nghe.
-Khi các anh em linh mục hỉ nộ
sân si chỉ trích thì linh mục thinh
lặng lắng nghe.
Thinh lặng lắng nghe khi người
khác công kích mình thì khó
lắm, nhưng Chúa Giê-su đã làm
được và có rất nhiều vị linh mục
đã làm như thế và đã thành
công. Em thử hình dung ra một
linh mục mà đối chất tay đôi với
một giáo dân thì như thế nào,
nói về hành vi và hình dung thì
cả hai người mặt mày đều đỏ
kè, nhăn nhó xấu xí khó coi; nói
về ngôn ngữ thì lại càng khó
nghe vì dùng những chữ dao to
búa lớn để choảng nhau. Cho
nên nếu không giữ được thinh
lặng thì không những linh mục
sẽ trở nên gương xấu cho
người khác, và nhất định là giáo
dânsẽ hoảng sợ ngài khi muốn
góp ý xây dựng với ngài trong
công việc của giáo xứ.
Thinh lặng cũng bày tỏ công
phu tu dưỡng nhân đức của linh
mục, một linh mục biết giữ
được trạng thái thinh lặng thì
khuôn mặt luôn bày tỏ nét vui
tươi và hoạt bát, bởi vì tâm hồn
của các ngày đã tĩnh trong một
thế giới động là những việc
phải lo toan của giáo xứ, cũng
như những lời công kích của
người khác.
Anh nghĩ rằng trong đời em
cũng đã nhiều lần chứng kiến
hai người chửi nhau, công kích
nhau, thậm chí còn thượng
cẳng tay hạ cẳng chân nữa là
khác, những lúc em thấy như
thế thì nên rút ra cho mình một
bài học, để sau này khi đối diện
với công việc của một linh mục,
thì em có một cách suy tư hơn
về việc thinh lặng trong đời
sống tu trì, chính Chúa Giê-su
cũng đã thinh lặng trước quan
tổng trấn Phi-la-tô. Em đọc lại
đoạn Tin Mừng của thánh Mac-
cô nơi đoạn Chúa Giê-su đứng
trước ông quan Phi-la-tô xem
sao:

“Các thượng tế tố cáo Người
nhiều tội, nên ông Phi-la-tô hỏi
Người:
- Ông không trả lời gì sao ?
Nghe kìa, họ tố cáo ông biết
bao nhiêu tội!”
Nhưng Chúa Giê-su không trả
lời gì nữa, khiến ông Phi-la-tô
phải ngạc nhiên” (Mc 15, 3-5).
Đúng là Chúa Giê-su không trả
lời, Ngài đang thinh lặng, cái
thinh lặng của người hiểu biết
trước cái không hiểu biết của kẻ
khác,cái thinh lặng của người
chiến thắng trước một kẻ kiêu
ngạo hiếu chiến của người đối
thoại, cái thinh lặng của người
khôn ngoan và thông minh
trước mặt người chỉ ỷ vào
quyền chức nhưng nhu nhược
của mình.
Trong đêm vắng giữ được thinh
lặng thì rất dễ, nhưng thinh
lặng giữa cuộc sống xô bồ mới
khó và có giá trị; thinh lặng
giữa cảnh thuận hòa của anh
em thì rất dễ, nhưng thinh lặng
khi anh em chia bè lập cánh để
đấu đá nhau thì rất khó, bởi vì
không ai muốn mình bị “lãng
quên” trên “cuộc chiến” đấu
bằng nước miếng này...
Em thân mến,
Cũng có những lúc em thinh
lặng thì người ta sẽ nghĩ rằng
em sợ hoặc thua cuộc, nhưng
em đừng sợ, bởi vì những người
có tính hiếu thắng mới nghĩ như
thế mà thôi, chonên bây giờ dù
em chưa phải là linh mục, chưa
phải là tu sĩ, nhưng anh nghĩ
rằng em cũng cần phải biết
thinh lặng đúng nơi đúng chỗ
giữa những bạn bè của em,
giữa những người mà em tiếp
xúc hoặc khi họ hiếu thắng
muốn em về phe họ để lớn
tiếng chửi rủa nhục mạ người
khác.
Một linh mục không biết thinh
lặng đúng nơi đúng chỗ, thì
chẳng khác gì đem hạt lúa
giống gieo vào trong vườn hoa
sặc sỡ, lúa giống sẽ biến thành
cỏ và nhọc công cho người làm
vườn phải nhổ bỏ mà thôi...
6. Biết tế nhị
Em có biết không, người khôn
ngoan họ rất tế nhị trong cách
cư xử hằng ngày với người
khác, có những việc mà đôi lúc
người thông minh không giải
quyết được, nhưng người biết
tế nhị thì giải quyết được ngay
mà làm vừa lòng mọi người...
Vậy tế nhị là gì ? Tế nhị có nghĩa
là khéo léo, tinh tế nhã nhặn
trong đối xử hoặc có những tình
tiết rất nhỏ, sâu kín, khó nói
hoặc không thể nói ra được (1).
Linh mục là người thường tiếp
xúc với giáo dân, mà giáo dân
thì có đủ nhiều thành phần học
thức và không học thức, nghề
nghiệp khác nhau và sự giáo
dục cũng khác nhau, cho nên
việc tế nhị đối với các linh mục
rất là cần thiết, mà nơi cần phải
tế nhị nhất là tòa giảng và khi
giao tiếp với giáo dân.
Giảng dạy là một công việc
quan trọng của linh mục, là
quyền ưu tiên của linh mục,
quyền này gắn liền với chức linh
mục,cho nên khi làm linh mục
thì cũng đồng thời có bổn phận
giảng dạy Lời Chúa cho mọi
người, quyền này chỉ mất đi khi
với lý do chính đáng và chỉ có
đức giám mục địa phận mới có
quyền mà thôi. Vì quyền giảng
dạy là độc quyền của linh mục,
cho nên có một vài linh mục khi
giảng dạy thì có những lời lẽ
không tế nhị với giáo dân, các
ngài dùng những lời nói rất
thật, thật quá đến nổi giáo dân
phải đỏ mặt tía tai, đôi lúc các
ngài trình bày một vấn đề mà
không tìm hiểu coi có đụng
chạm đến giáo dân nào không?
Tế nhị là trình bày Lời Chúa và
chỉ trong phạm vi Lời Chúa mà
thôi, khi muốn dùng hình ảnh
của câu chuyện để làm bối
cảnh.
-------------------------------------